THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC CHÍNH SÁCH
Stt
|
Tên Thủ tục
|
Trang
|
Lĩnh vực Chính sách
|
1
|
giải quyết chế độ hỗ trợ và cấp GCN đối với người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài ủy quyền cho thân nhân ở trong nước kê khai, nhận chế độ
|
3-7
|
2
|
giải quyết chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã được phục viên, xuất ngũ
|
8-11
|
3
|
giải quyết chế độ một lần đối với thân nhân của quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ từ trần
|
12-15
|
4
|
giải quyết chế độ trợ cấp một lần, cấp giấy chứng nhận dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế
|
16-18
|
5
|
Thủ tục giải quyết chế độ hưu trí đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu, nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, cơ yếu là phục viên, xuất ngũ, thôi việc
|
19-22
|
6
|
giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc và làm nhiệm vụ quốc tế có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (đối tượng từ trần)
|
23-26
|
7
|
giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân , người làm công tác cơ yếu, nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30/4/1975, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ Quốc tế có đủ từ 15 năm đến 20 năm công tác thực tế trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
|
27-30
|
8
|
giải quyết chế độ phụ cấp một lần đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân; công nhân viên chức quốc phòng; dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975, có dưới 15 năm công tác đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng)
|
31-34
|
9
|
giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân; công nhân viên chức quốc phòng, dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (đối tượng đã từ trần) do Bộ Quốc phòng giải quyết
|
35-39
|
10
|
giải quyết trợ cấp một lần đối với công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành, cán bộ xã phường thị trấn; công an xã, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 đã thôi việc, đã về gia đình (đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết)
|
40-42
|
11
|
giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành; cán bộ xã phường thị trấn; công an xã, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 đã thôi việc, đã về gia đình (đối với đối tượng đã từ trần) thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh
|
43-45
|
12
|
Cấp giấy chứng nhận hy sinh đề nghị công nhận liệt sĩ đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban cơ yếu Chính phủ hi sinh hoặc mất tích trong chiến tranh
|
46-49
|
13
|
Tiếp nhận hồ sơ, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương đề nghị công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban cơ yêu Chính phủ bị thương trong chiên tranh đã chuyển ra
|
50-56
|
14
|
cấp lại hồ sơ và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với thương binh ngừng hưởng do khách quan hoặc thất lạc hồ sơ
|
57-59
|
15
|
xác nhận đối với quân nhân đã xuất ngũ bị bệnh tái phát dẫn đến tâm thần quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP
|
60-63
|
16
|
xác nhận liệt sĩ đối với trường hợp mất tin, mất tích quy định tại Điểm K Khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngủ
|
64-65
|
Tổng: 16 thủ tục hành chính
|
1. Tên thủ tục: Thủ tục giải quyết chế độ hỗ trợ và cấp “Giấy chứng nhận” đối với người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài ủy quyền cho thân nhân ở trong nước kê khai, nhận chế độ
Cấp thực hiện: Cấp Xã
Loại thủ tục: TTHC được luật giao quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Người được ủy quyền nộp trực tiếp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người được ủy quyền cư trú 01 bộ hồ sơ theo quy định (thành phần hồ sơ nêu tại khoản 3 Mục này).
Bước 2. Theo từng đợt, trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị xét duyệt; hoàn thiện hồ sơ cho từng đối tượng có đủ điều kiện hưởng chế độ; lập biên bản hội nghị xét duyệt, công văn đề nghị, danh sách đối tượng theo mẫu quy định tại Nghị định số 102/2018/NĐ-CP, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) qua Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
Bước 3. Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo (theo từng đợt), hoàn thành việc rà soát, đối chiếu, tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ, làm công văn đề nghị, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh qua Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, kèm theo hồ sơ đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ và danh sách đối tượng theo mẫu quy định tại Nghị định số 102/2018/NĐ-CP;
Bước 4. Bộ Tư lệnh các quân khu chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo từng đợt) do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện báo cáo, hoàn thành việc xét duyệt, tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ đối tượng, làm công văn đề nghị, danh sách đối tượng theo mẫu quy định tại Nghị định số 102/2018/NĐ-CP, kèm theo hồ sơ đối tượng (mỗi đối tượng 01 bộ), báo cáo Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu qua Cục Chính trị quân khu.
Bước 5. Cục Chính trị quân khu, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo từng đợt) do Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh báo cáo, hoàn thành việc thẩm định, trình Thủ trưởng Bộ Tư lệnh ra quyết định hưởng chế độ hỗ trợ, ký “Giấy chứng nhận” đối với các đối tượng sau khi có ý kiến thẩm định của Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị; lưu trữ mỗi đối tượng 01 bộ hồ sơ; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chỉ đạo Cục Chính trị, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo từng đợt) do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện báo cáo, hoàn thành việc thẩm định, trình Thủ trưởng Bộ Tư lệnh ra quyết định hưởng chế độ hỗ trợ, ký “Giấy chứng nhận” đối với các đối tượng sau khi có ý kiến thẩm định của Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị; lưu trữ mỗi đối tượng 01 bộ hồ sơ.
Bước 6. Theo từng đợt, trong thời gian 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ kinh phí, quyết định hỗ trợ, “Giấy chứng nhận” và danh sách đối tượng được hưởng chế độ của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện hoàn thành việc chi trả chế độ, trao “Giấy chứng nhận” cho thân nhân đối tượng; hoàn thiện thủ tục, hồ sơ thanh quyết toán theo quy định.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
55 Ngày làm việc
|
Lệ phí : 0 Đồng
|
55 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo từng đợt) và quyết định, kinh phí hỗ trợ, cụ thể: - Cấp xã: 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Cấp huyện: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo (theo từng đợt). - Cấp tỉnh, Cục Chính trị/Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo từng đợt) do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện báo cáo. - Cấp quân khu: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo từng đợt) do Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh báo cáo. - Cấp huyện chi trả hỗ trợ một lần, trao “Giấy chứng nhận” cho đối tượng: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ kinh phí, quyết định hỗ trợ, “Giấy chứng nhận” và danh sách đối tượng được hưởng chế độ của cấp có thẩm quyền. * Cách thức thực hiện: Người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được ủy quyền cư trú.
|
Thành phần hồ sơ:
Bao gồm
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
- Bản khai của thân nhân đối tượng đề nghị hưởng chế độ hỗ trợ (bản chính; 01 bản).
|
Mẫu 2B.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
- Giấy tờ gốc hoặc giấy tờ có liên quan (bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước hoặc ở nước ngoài) chứng minh là người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế hoặc dân công hỏa tuyến.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
- Giấy ủy quyền của đối tượng (bản chính; 01 bản) có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân xã
Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà nội, Bộ Tư lệnh Quân khu
Địa chỉ tiếp nhận HS: Không có thông tin
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Không có thông tin
Kết quả thực hiện: Quyết định về việc thực hiện chế độ hỗ trợ đối với người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài.“Giấy chứng nhận” người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Căn cứ pháp lý: Không có thông tin
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: ) Đối tượng và điều kiện áp dụng được hưởng chế độ hỗ trợ - Người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài, gồm: + Quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp nhập ngũ hoặc tuyển dụng vào Quân đội trước ngày 20 tháng 7 năm 1954 đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước; + Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ, tuyển dụng từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 01 tháng 4 năm 2000 (bao gồm cả đối tượng đi học tập, lao động hợp tác quốc tế đang định cư ở nước ngoài); + Dân quân tập trung ở miền Bắc, trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1964 đến ngày 27 tháng 01 năm 1973 (đối với dân quân tập trung thuộc các xã giáp ranh bên bờ Bắc sông Bến Hải trên vĩ tuyến 17 và các xã nằm trong khu phi quân sự trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975); + Du kích tập trung (bao gồm cả lực lượng mật) tham gia hoạt động cách mạng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các chiến trường B, C, K từ tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975; + Cán bộ dân chính đảng ở miền Nam tham gia hoạt động cách mạng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các chiến trường B, C, K từ tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975; + Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1950 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (bao gồm cả thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 1965 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975); + Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, nhập ngũ, tuyển dụng vào quân đội, công an, cơ yếu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 02 năm 1979 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988, biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979, truy quét Ful rô từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1992, thuộc địa bàn các huyện biên giới, các tỉnh Tây Nguyên và các huyện tiếp giáp huyện biên giới có xảy ra chiến sự (bao gồm cả các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK 1); hoặc tham gia làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31 tháng 8 năm 1989, hoặc giúp bạn Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988, đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 01 tháng 4 năm 2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (bao gồm cả đối tượng đi học tập, lao động hợp tác quốc tế đang định cư ở nước ngoài); + Công nhân, viên chức quốc phòng, công nhân, viên chức công an, công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành; cán bộ xã, phường, thị trấn dân quân tự vệ, công an xã do chính quyền cấp xã tổ chức và quản lý; thanh niên xung phong tập trung sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, có thời gian trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 02 năm 1979 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988, biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979, truy quét Ful rô từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1992, thuộc địa bàn các huyện biên giới, các tỉnh Tây Nguyên và các huyện tiếp giáp huyện biên giới có xảy ra chiến sự (bao gồm cả các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK 1); hoặc tham gia làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31 tháng 8 năm 1989, hoặc giúp bạn Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988; + Dân công hỏa tuyến, được Ủy ban hành chính hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền huy động, quản lý tập trung và được giao nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cho các đơn vị Quân đội hoặc phục vụ tại các chiến trường trong thời gian và địa bàn sau đây, đang định cư ở nước ngoài: Tham gia kháng chiến chống Pháp từ tháng 9 năm 1945 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954; chống Mỹ từ sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, địa bàn thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi cả nước và ở Lào, Campuchia; Tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế ở biên giới phía Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 02 năm 1979 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988, biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979, truy quét Ful rô từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1992, thuộc địa bàn các huyện biên giới, các tỉnh Tây Nguyên và các huyện tiếp giáp huyện biên giới có xảy ra chiến sự (bao gồm cả các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK 1); hoặc tham gia làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31 tháng 8 năm 1989, hoặc giúp bạn Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988. b) Đối tượng và điều kiện không áp dụng thực hiện chính sách - Không thuộc đối tượng và điều kiện tại điểm a nêu trên. - Đào ngũ; phản bội; chiêu hồi; đã bị kết án về một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia; bị tước danh hiệu quân nhân, công an nhân dân, buộc thôi việc; - Đối tượng là người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế trước khi định cư ở nước ngoài thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động hằng tháng (đối tượng quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định số 102/2018/NĐ-CP); - Đối tượng đã từ trần nhưng không có hoặc không còn thân nhân là bố đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
2.Tên thủ tục: Thủ tục giải quyết chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ
Cấp thực hiện: Cấp Bộ
Loại thủ tục: TTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
Đối tượng nộp các giấy tờ theo quy định cho Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn.
Cơ quan quân sự các cấp huyện, tỉnh, quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xét duyệt, thẩm định.
Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xét duyệt, ra quyết định.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn: 03 ngày làm việc; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện: Không quá 05 ngày làm việc; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh: Không quá 07 ngày làm việc; Bộ Chỉ huy quân sự Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: Không quá 10 ngày làm việc; Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng trong, thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, ra quyết định hưởng chế độ hưu trí
|
Lệ phí : 0 Đồng
|
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp cho Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của đối tượng.
|
Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ 1:
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Đơn đề nghị của đối tượng
|
Mẫu số 01-NĐ159-11.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Thành phần hồ sơ 2: Một hoặc một số giấy tờ sau:
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế; lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan; lý lịch đảng viên; phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành; sổ bảo hiểm xã hội; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật (đối với thương binh). Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị trước khi quân nhân phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành thôi việc, do thủ trưởng cơ quan, đơn vị từ cấp Trung đoàn và tương đương trở lên theo phân cấp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ, hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên quốc phòng rồi thôi việc cấp, ký, đóng dấu, kèm theo bản phôtôcopy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận; đối với các đối tượng còn giấy tờ, hồ sơ gốc tại đơn vị cũ thì đơn vị cũ cấp lại cho đối tượng theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực hiện hành. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận, cấp lại. Các giấy tờ làm căn cứ xét hưởng chế độ nêu trên (bao gồm bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền) phải chứng minh được tháng, năm nhập ngũ, xuất ngũ, đi lao động hợp tác quốc tế; chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc; xác định được thời gian công tác thực tế trong quân đội. Đối với các trường hợp thuộc đối tượng xét hưởng bị kết án tù giam, nhưng đã chấp hành xong án phạt tù, chuyển về địa phương mà chưa được giải quyết chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì bổ sung thêm Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù giam (bản chính hoặc bản sao) của cơ quan có thẩm quyền. Đối tượng bị kết án tù giam trước ngày 01/01/1995, đã chấp hành xong án phạt tù giam chuyển về địa phương, chưa giải quyết chế độ, chính sách, Bộ Quốc phòng tổng hợp hồ sơ, trao đổi, thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để vận dụng giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 159/2006/NĐ-CP đối với từng trường hợp cụ thể.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ban chỉ huy quân sự cấp Xã
Cơ quan có thẩm quyền: Bảo hiểm xã hội Bộ quốc phòng
Địa chỉ tiếp nhận HS: Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Cơ quan chỉ huy quân sự các cấp (huyện, tỉnh, quân khu và BTL Thủ đô Hà Nội)
Kết quả thực hiện: Quyết định Về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng
Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu
|
Trích yếu
|
Ngày ban hành
|
Cơ quan ban hành
|
69/2007/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC
|
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 30/04/1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ
|
16-04-2007
|
Bộ Quốc phòng
|
69/2007/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 159/2006/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN TRỰC TIẾP THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TỪ 30/4/1975 TRỞ VỀ TRƯỚC CÓ 20 NĂM TRỞ LÊN PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI ĐÃ PHỤC VIÊN, XUẤT NGŨ
|
16-04-2007
|
Bộ Quốc phòng
|
190/2011/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
|
Thông tư liên tịch 190/2011/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC - Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 69/2007/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2007 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia Kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ
|
07-11-2011
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
11/2011/NĐ-CP
|
Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ
|
30-01-2011
|
Chính phủ
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không có thông tin
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
3. Tên thủ tục: Thủ tục giải quyết chế độ một lần đối với thân nhân của quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ đã từ trần
Cấp thực hiện: Cấp Bộ
Loại thủ tục: TTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
Đối tượng nộp các giấy tờ theo quy định cho Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn.
Cơ quan quân sự các cấp huyện, tỉnh, quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xét duyệt, thẩm định.
Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xét duyệt, ra quyết định.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn: 03 ngày làm việc; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện: Không quá 05 ngày làm việc; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh: Không quá 07 ngày làm việc; Bộ Chỉ huy quân sự Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: Không quá 10 ngày làm việc; Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng trong, thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, ra quyết định hưởng chế độ hưu trí
|
Lệ phí : 0 Đồng
|
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp cho Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của thân nhân đối tượng từ trần.
|
Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ 1
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng từ trần - Mẫu số 02-NĐ 159-11 (bản chính).
|
Mẫu số 02-NĐ159-11.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Một hoặc một số giấy tờ sau: Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế; lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan; lý lịch đảng viên; phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành; sổ bảo hiểm xã hội; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật (đối với thương binh). Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị trước khi quân nhân phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành thôi việc, do thủ trưởng cơ quan, đơn vị từ cấp Trung đoàn và tương đương trở lên theo phân cấp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ, hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên quốc phòng rồi thôi việc cấp, ký, đóng dấu, kèm theo bản phôtôcopy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận; đối với các đối tượng còn giấy tờ, hồ sơ gốc tại đơn vị cũ thì đơn vị cũ cấp lại cho đối tượng theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực hiện hành. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận, cấp lại. Các giấy tờ làm căn cứ xét hưởng chế độ nêu trên (bao gồm bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền) phải chứng minh được tháng, năm nhập ngũ, xuất ngũ, đi lao động hợp tác quốc tế; chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc; xác định được thời gian công tác thực tế trong quân đội.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Thành phần hồ sơ 2
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Giấy chứng tử (bản chính hoặc bản sao).
|
|
Bản chính: 0
Bản sao: 1
|
Thành phần hồ sơ 3
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Giấy uỷ quyền (nếu có) - Mẫu số 03-NĐ 159-11 (bản chính).
|
Mẫu số 03-NĐ159-11.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ban chỉ huy quân sự cấp Xã
Cơ quan có thẩm quyền: Bảo hiểm xã hội Bộ quốc phòng
Địa chỉ tiếp nhận HS: Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của thân nhân đối tượng từ trần
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Cơ quan chỉ huy quân sự các cấp (huyện, tỉnh, quân khu và BTL Thủ đô Hà Nội)
Kết quả thực hiện: Quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp một lần
Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu
|
Trích yếu
|
Ngày ban hành
|
Cơ quan ban hành
|
159/2006/NĐ-CP
|
NGHỊ ĐỊNH 159/2006/NĐ-CP - Về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ
|
28-12-2006
|
Chính phủ
|
69/2007/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 159/2006/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN TRỰC TIẾP THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TỪ 30/4/1975 TRỞ VỀ TRƯỚC CÓ 20 NĂM TRỞ LÊN PHỤC VỤ QUÂN ĐỘI ĐÃ PHỤC VIÊN, XUẤT NGŨ
|
16-04-2007
|
Bộ Quốc phòng
|
190/2011/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
|
Thông tư liên tịch 190/2011/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC - Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 69/2007/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2007 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia Kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ
|
07-11-2011
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không có thông tin
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
4. Tên thủ tục: Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp một lần, cấp “Giấy chứng nhận” đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế
Cấp thực hiện: Cấp Xã
Loại thủ tục: TTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp một lần theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần) lập bản khai và trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
Bước 2. Từng đợt, trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân cấp xã hoàn thành việc xét duyệt, lập 02 bộ hồ sơ cho từng đối tượng; lập Biên bản họp Hội đồng chính sách xã, làm công văn đề nghị, kèm theo danh sách đối tượng được hưởng chế độ, báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. Những trường hợp chưa rõ đối tượng, thời gian tính hưởng chế độ hoặc có khiếu nại, tố cáo thì để lại xác minh, làm rõ, nếu đủ điều kiện thì báo cáo sau;
Bước 3. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định do Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo (theo từng đợt), hoàn thành việc rà soát, đối chiếu, tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo cấp huyện cho ý kiến; hoàn thiện hồ sơ, làm công văn đề nghị, gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Cục Chính trị/Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, kèm theo hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần (mỗi đối tượng 02 bộ) và danh sách đối tượng được hưởng chế độ;
Bước 4. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị/Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tiếp nhận hồ sơ do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện báo cáo; trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt) hoàn thành việc xét duyệt, tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cho ý kiến; hoàn thiện hồ sơ, làm công văn đề nghị, gửi cấp có thẩm quyền theo quy định sau đây: - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh báo cáo, đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu (qua Phòng Chính sách) thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần, kèm theo mỗi đối tượng 01 bộ hồ sơ và danh sách đối tượng được hưởng chế độ; lưu trữ mỗi trường hợp 01 bộ hồ sơ và danh sách đối tượng được hưởng chế độ. - Cục Chính trị/Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổng hợp, đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần.
Bước 5. Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), Bộ Tư lệnh Quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoàn thành việc thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần, sau khi có ý kiến thẩm định của Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;
Bước 6. Sau khi được cấp kinh phí trợ cấp, trong thời gian 10 ngày làm việc, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức chi trả chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng bảo đảm kịp thời, công khai, chặt chẽ, chính xác; trao Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến cùng với chi trả chế độ trợ cấp một lần; thực hiện lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
45 Ngày
|
Lệ phí : 0 Đồng
|
1. Cấp xã: 05 ngày. 2. Cấp huyện: 10 ngày. 3. Cấp tỉnh, Cục Chính trị/Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: 10 ngày. 4. Cấp quân khu: 10 ngày. 5. Cấp huyện chi trả trợ cấp một lần, trao Giấy chứng nhận: 10 ngày. * Cách thức thực hiện: Đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (với đối tượng đã từ trần) trực tiếp nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
|
Thành phần hồ sơ:
Bao gồm
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
- Bản khai của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần).
|
Mẫu số 1B.doc
Mẫu số 1A.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã giấy tờ tham gia dân công hỏa tuyến (nếu có), gồm một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai trước ngày Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành, trong đó có thể hiện thời gian tham gia dân công hỏa tuyến; danh sách các đợt huy động tham gia dân công hỏa tuyến của địa phương; hồ sơ hưởng chính sách người có công, hưởng bảo hiểm xã hội có khai thời gian tham gia dân công hỏa tuyến.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã
Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà nội, Bộ Tư lệnh Quân khu
Địa chỉ tiếp nhận HS: Không có thông tin
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Không có thông tin
Kết quả thực hiện: Quyết định về việc thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Giấy chứng nhận tham gia dân công hoả tuyến.
Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu
|
Trích yếu
|
Ngày ban hành
|
Cơ quan ban hành
|
49/2015/QĐ-TTg
|
Về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế
|
14-10-2015
|
Thủ tướng Chính phủ
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Người được Ủy ban hành chính hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền huy động, quản lý tập trung, được giao làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cho các đơn vị Quân đội hoặc phục vụ các chiến trường, trong thời gian và địa bàn như sau: 1. Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp từ tháng 9 năm 1945 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954; tham gia kháng chiến chống Mỹ từ sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Địa bàn thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi cả nước và ở Lào, Campuchia. 2. Dân công hỏa tuyến tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979, ở biên giới phía Bắc từ tháng 02 năm 1979 đến tháng 12 năm 1988, làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988, ở Campuchia từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31 tháng 8 năm 1989. Địa bàn thực hiện nhiệm vụ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là các huyện biên giới, các huyện tiếp giáp với huyện biên giới có yêu cầu phục vụ, bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu. 3. Đối với một số địa bàn đặc biệt, thời gian tham gia của dân công hỏa tuyến có thể được tính sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời gian nêu trên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
5. Tên thủ tục: Thủ tục giải quyết chế độ hưu trí đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu, nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
Cấp thực hiện: Cấp Xã
Loại thủ tục: TTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
Đối tượng trực tiếp nộp hồ sơ theo quy định cho UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú theo từng đợt (mỗi đợt vào ngày đầu tuần trong tuần đầu, tháng đầu của mỗi quý);
UBND cấp xã tổng hợp, lập hồ sơ báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện hoàn thành việc xét duyệt, tổng hợp báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh;
Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoàn thành việc xét duyệt, hoàn thiện 05 bộ hồ sơ báo cáo Bộ Tư lệnh quân khu; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tiếp nhận hồ sơ do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện báo cáo (qua Cục Chính trị);
Cấp quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoàn thành việc thẩm định, hoàn thiện hồ sơ chuyển Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng tiến hành xét duyệt, ra quyết định hưởng chế độ hưu trí hàng tháng cho các đối tượng, chuyển hồ sơ đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan, đơn vị, đối tượng theo quy định.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
- UBND cấp xã: Không quá 07 ngày làm việc; - Ban CHQS cấp huyện: Không quá 07 ngày làm việc; - Bộ CHQS cấp tỉnh: Không quá 07 ngày làm việc; - Bộ Tư lệnh quân khu, BTL Thủ đô Hà Nội: Không quá 10 ngày làm việc; - Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: Không quá 30 ngày làm việc.
|
Lệ phí : 0 Đồng
|
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ cho UBND xã nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú.
|
Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ 1
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí (bản chính, 01 bản)
|
Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Thành phần hồ sơ 2: Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt, đủ yếu tố chứng minh đúng đối tượng, điều kiện hưởng chế độ và thời gian công tác của đối tượng (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền):
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
- Quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành, chuyển sang công tác khác trong tổ chức cơ yếu hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
- Lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan; lý lịch đảng viên;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
- Phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành; sổ bảo hiểm xã hội; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật (đối với thương binh);
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
- Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị cũ trước khi quân nhân phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc do thủ trưởng cơ quan, đơn vị từ cấp Trung đoàn và tương tương trở lên theo phân cấp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng, ký, đóng dấu, kèm theo bản photocoppy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận; đối với các đối tượng còn giấy tờ, hồ sơ gốc tại đơn vị cũ thì đơn vị cũ thực hiện việc cấp lại cho đối tượng theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực hiện hành. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận, cấp lại.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
Cơ quan có thẩm quyền: Bảo hiểm xã hội Bộ quốc phòng
Địa chỉ tiếp nhận HS: UBND xã nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Cơ quan chỉ huy quân sự các cấp (huyện, tỉnh, quân khu và BTL Thủ đô Hà Nội)
Kết quả thực hiện: Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hằng tháng
Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu
|
Trích yếu
|
Ngày ban hành
|
Cơ quan ban hành
|
23/2012/NĐ-CP
|
Quy định một số chế độ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
|
03-04-2012
|
Chính phủ
|
102/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
|
Hướng dẫn thực hiện chế độ đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
|
19-10-2012
|
Bộ Quốc phòng
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: - Quân nhân, người làm công tác cơ yếu nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có từ đủ 20 năm trở lên công tác trong quân đội, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. - Không thuộc diện đang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng. - Không thuộc các trường hợp sau: Đào ngũ, đầu hàng, phản bội, chiêu hồi; vi phạm pháp luật hiện đang thi hành án tù giam, tù chung thân hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xoá án tích; bị tước danh hiệu quân nhân, bị buộc thôi việc; xuất cảnh trái phép, định cư ở nước ngoài bất hợp pháp hoặc bị toà án tuyên là mất tích.
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
6. Tên thủ tục: Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (đối tượng từ trần)
Cấp thực hiện: Cấp Xã
Loại thủ tục: TTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
- Thân nhân đối tượng nộp hồ sơ theo quy định cho UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú theo từng đợt (mỗi đợt vào ngày đầu tuần trong tuần đầu, tháng đầu của mỗi quý);
- UBND cấp xã tổng hợp, lập hồ sơ báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
- Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện hoàn thành việc xét duyệt, tổng hợp báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh;
- Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoàn thành việc xét duyệt, hoàn thiện 05 bộ hồ sơ báo cáo Bộ Tư lệnh quân khu; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tiếp nhận hồ sơ do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện báo cáo (qua Cục Chính trị);
- Cấp quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoàn thành việc thẩm định, hoàn thiện hồ sơ chuyển Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng tiến hành xét duyệt, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng, chuyển hồ sơ đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan, đơn vị, đối tượng theo quy định.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
61 Ngày làm việc
|
Lệ phí : 0 Đồng
|
- UBND cấp xã: Không quá 07 ngày làm việc; - Ban CHQS cấp huyện: Không quá 07 ngày làm việc; - Bộ CHQS cấp tỉnh: Không quá 07 ngày làm việc; - Bộ Tư lệnh quân khu, BTL Thủ đô Hà Nội: Không quá 10 ngày làm việc; - Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: Không quá 30 ngày làm việc. Tổng thời gian giải quyết ở các cấp là 61 ngày làm việc. * Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp cho UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
|
Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ 1
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Đơn đề nghị hưởng chế độ một lần (bản chính, 01 bản)
|
Mẫu số 02.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Thành phần hồ sơ 2: Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt, đủ yếu tố chứng minh đúng đối tượng, điều kiện hưởng chế độ và thời gian công tác của đối tượng (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền):
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
- Quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành, chuyển sang công tác khác trong tổ chức cơ yếu hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
- Lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan; lý lịch đảng viên;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
- Phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành; sổ bảo hiểm xã hội; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật (đối với thương binh);
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
- Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị cũ trước khi quân nhân phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc do thủ trưởng cơ quan, đơn vị từ cấp Trung đoàn và tương tương trở lên theo phân cấp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng, ký, đóng dấu, kèm theo bản photocoppy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận; đối với các đối tượng còn giấy tờ, hồ sơ gốc tại đơn vị cũ thì đơn vị cũ thực hiện việc cấp lại cho đối tượng theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực hiện hành. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận, cấp lại.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Thành phần hồ sơ 3
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử (bản chính hoặc bản sao, 01 bản)
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Thành phần hồ sơ 4
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Giấy ủy quyền (nếu có; bản chính)
|
Mẫu số 03.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
Cơ quan có thẩm quyền: Bảo hiểm xã hội Bộ quốc phòng
Địa chỉ tiếp nhận HS: UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Cơ quan chỉ huy quân sự các cấp (huyện, tỉnh, quân khu và BTL Thủ đô Hà Nội)
Kết quả thực hiện: Quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp một lần
Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu
|
Trích yếu
|
Ngày ban hành
|
Cơ quan ban hành
|
23/2012/NĐ-CP
|
Quy định một số chế độ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
|
03-04-2012
|
Chính phủ
|
102/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
|
Hướng dẫn thực hiện chế độ đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
|
19-10-2012
|
Bộ Quốc phòng
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: - Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (đối tượng đã từ trần). - Không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng. - Không thuộc các trường hợp sau: Đào ngũ, đầu hàng, phản bội, chiêu hồi; bị tước danh hiệu quân nhân, bị buộc thôi việc; từ trần khi thi hành án tù hoặc từ trần khi ở tại nước ngoài do đi bất hợp pháp hoặc bị toà án tuyên là mất tích.
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
7. Tên thủ tục: Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu, nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30/4/1975, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
Cấp thực hiện: Cấp Xã
Loại thủ tục: TTHC được luật giao quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
- Đối tượng làm bản khai và nộp các giấy tờ theo quy định cho Trưởng thôn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
- Hội đồng chính sách cấp xã tiếp nhận hồ sơ do các Trưởng thôn báo cáo; phân loại hồ sơ, họp xét duyệt, tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ nộp về Ban Chỉ huy quân sự huyện;
- Ban Chỉ huy quân sự huyện tiếp nhận hồ sơ do UBND xã báo cáo, rà soát, đối chiếu, tổng hợp, báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh;
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, tiếp nhận hồ sơ do Ban Chỉ huy quân sự huyện báo cáo, tổ chức xét duyệt, tổng hợp, báo cáo đề nghị BTL quân khu thẩm định, ra quyết định;
- BTL Thủ đô Hà Nội tiếp nhận hồ sơ do Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận báo cáo; tổ chức xét duyệt, tổng hợp, báo cáo đề nghị Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị thẩm định, ra quyết định;
- Bộ Tư lệnh quân khu thẩm định, ra quyết định và cấp giấy giới thiệu hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng thuộc quyền sau khi có ý kiến thẩm định của Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị.
Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị thẩm định, ra quyết định và cấp giấy giới thiệu hưởng trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng do BTL Thủ đô Hà Nội báo cáo.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
45 Ngày làm việc
|
Lệ phí : 0 Đồng
|
Hội đồng chính sách xã (phường): Không quá 05 ngày làm việc; Ban CHQS huyện: Không quá 10 ngày làm việc; Bộ CHQS tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: Không quá 10 ngày làm việc; Bộ Tư lệnh quân khu: Không quá 10 ngày làm việc (bao gồm cả thòi gian thẩm định của Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị); Cục Chính sách -Tổng cục Chính trị: Không quá 10 ngày làm việc hoàn thành việc thẩm định, ra quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng do Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội báo cáo. * Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp cho Hội đồng chính sách xã (qua Trưởng thôn) nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú.
|
Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ 1
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Bản khai cá nhân của đối tượng (bản chính, 01 bản).
|
Mẫu 1A.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Thành phần hồ sơ 2: Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền), đủ yếu tố chứng minh đúng đối tượng, điều kiện hưởng chế độ và thời gian công tác:
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
- Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc, gồm: + Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan, phiếu quân nhân; lý lịch đi lao động ở nước ngoài; lý lịch đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có);
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị cũ trước khi đối tượng phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc (đối với trường hợp đối tượng không có giấy tờ nêu trên; mẫu 7, bản chính), do thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc, hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên quốc phòng rồi thôi việc cấp, ký, đóng dấu, kèm theo bản photcoppy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
- Giấy tờ liên quan, gồm: + Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng; phong, thăng quân hàm, nâng lương; điều động công tác, bổ nhiệm chức vụ; giao nhiệm vụ;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Giấy đăng ký quân nhân dự bị; phiếu khám sức khỏe, chuyển thương, chuyển viện;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Huân, huy chương tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và các hình thức khen thưởng khác.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
Cơ quan có thẩm quyền: Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Quân khu, Cục Chính sách
Địa chỉ tiếp nhận HS: Hội đồng chính sách xã (qua Trưởng thôn) nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà nội, Cơ quan chỉ huy quân sự các cấp (huyện, tỉnh, quân khu và BTL Thủ đô Hà Nội)
Kết quả thực hiện: Quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng
Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu
|
Trích yếu
|
Ngày ban hành
|
Cơ quan ban hành
|
62/2011/QĐ-TTg
|
Về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
|
09-11-2011
|
Thủ tướng Chính phủ
|
01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
|
Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thối việc
|
01-03-2012
|
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: - Quân nhân, người làm công tác cơ yếu nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế trong quân đội, cơ yếu. - Không thuộc diện hiện hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng. - Không thuộc các trường hợp sau: Đào ngũ, đầu hàng, phản bội, chiêu hồi; vi phạm pháp luật hiện đang thi hành án tù giam, tù chung thân hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xoá án tích; bị tước danh hiệu quân nhân, bị buộc thôi việc; xuất cảnh trái phép, định cư ở nước ngoài bất hợp pháp hoặc bị toà án tuyên là mất tích.
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
8. Tên thủ tục: Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân; công nhân viên chức quốc phòng; dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975, có dưới 15 năm công tác đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (đối tượng còn sống) thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng
Cấp thực hiện: Cấp Xã
Loại thủ tục: TTHC được luật giao quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
Đối tượng làm bản khai và nộp các giấy tờ theo quy định cho Trưởng thôn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
Hội đồng chính sách cấp xã tiếp nhận hồ sơ do các Trưởng thôn báo cáo; phân loại hồ sơ, họp xét duyệt, tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ nộp về Ban Chỉ huy quân sự huyện;
Ban Chỉ huy quân sự huyện tiếp nhận hồ sơ do UBND xã báo cáo, rà soát, đối chiếu, tổng hợp, báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh;
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Cục Chính trị - BTL Thủ đô Hà Nội tiếp nhận hồ sơ do Ban Chỉ huy quân sự huyện báo cáo; tổ chức xét duyệt, tổng hợp, báo cáo đề nghị BTL quân khu thẩm định;
Bộ Tư lệnh quân khu thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng thuộc quyền. BTL Thủ đô Hà Nội ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng sau khi có ý kiến thẩm định của Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
- Hội đồng chính sách xã (phường): Không quá 05 ngày làm việc; - Ban CHQS huyện: Không quá 10 ngày làm việc; - Bộ CHQS tỉnh; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: Không quá 10 ngày làm việc; - Bộ Tư lệnh quân khu: Không quá 10 ngày làm việc (bao gồm cả thời gian thẩm định của Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị); Tổng thời gian giải quyết ở các cấp đối với đối tượng thuộc BTL quân khu là 35 ngày làm việc; đối với đối tượng thuộc BTL Thủ đô Hà Nội là 25 ngày làm việc.
|
Lệ phí : 0 Đồng
|
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp cho Hội đồng chính sách xã (qua Trưởng thôn) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của đối tượng.
|
Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ 1
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Bản khai cá nhân của đối tượng (bản chính, 01 bản).
|
Mẫu 1B.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Thành phần hồ sơ 2 (nếu có): Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt, gồm:
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
- Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc: + Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc hoặc hết nhiệm vụ hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan, phiếu quân nhân; lý lịch đi lao động ở nước ngoài; lý lịch đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có);
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị cũ trước khi đối tượng phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc (đối với trường hợp đối tượng không có giấy tờ nêu trên; mẫu 7, bản chính), do thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên quốc phòng rồi thôi việc cấp, ký, đóng dấu, kèm theo bản photcoppy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
- Giấy tờ liên quan: + Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng; phong, thăng quân hàm, nâng lương; điều động công tác, bổ nhiệm chức vụ; giao nhiệm vụ;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Giấy đăng ký quân nhân dự bị; phiếu khám sức khỏe, chuyển thương, chuyển viện;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Huân, huy chương tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và các hình thức khen thưởng khác.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà nội, Bộ Tư lệnh Quân khu
Địa chỉ tiếp nhận HS: Hội đồng chính sách xã (qua Trưởng thôn) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của đối tượng
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Tổng cục Chính trị, Cơ quan chỉ huy quân sự các cấp (huyện, tỉnh, quân khu và BTL Thủ đô Hà Nội), Cục Chính sách
Kết quả thực hiện: Quyết định về việc thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu
|
Trích yếu
|
Ngày ban hành
|
Cơ quan ban hành
|
62/2011/QĐ-TTg
|
Về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
|
09-11-2011
|
Thủ tướng Chính phủ
|
01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
|
Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thối việc
|
01-03-2012
|
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân; công nhân viên chức quốc phòng; dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975, có dưới 15 năm công tác đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Không thuộc diện hiện hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng. Không thuộc các trường hợp sau: Đào ngũ, đầu hàng, phản bội, chiêu hồi; vi phạm pháp luật hiện đang thi hành án tù giam, tù chung thân hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xoá án tích; bị tước danh hiêu quân nhân, danh hiệu dân quân tự vệ, bị buộc thôi việc; xuất cảnh trái phép, định cư ở nước ngoài bất hợp pháp hoặc bị toà án tuyên là mất tích.
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
9. Tên thủ tục: Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân; công nhân viên chức quốc phòng; dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (đối với đối tượng đã từ trần) do Bộ Quốc phòng giải quyết
Cấp thực hiện: Cấp Xã
Loại thủ tục: TTHC được luật giao quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
- Thân nhân đối tượng làm bản khai và nộp các giấy tờ theo quy định cho Trưởng thôn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
- Hội đồng chính sách cấp xã tiếp nhận hồ sơ do các Trưởng thôn báo cáo; phân loại hồ sơ, họp xét duyệt, tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện;
- Ban Chỉ huy quân sự huyện tiếp nhận hồ sơ đối tượng do UBND xã báo cáo; rà soát, đối chiếu, tổng hợp, báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh;
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Cục Chính trị - BTL Thủ đô Hà Nội tiếp nhận hồ sơ do Ban Chỉ huy quân sự huyện báo cáo; tổ chức xét duyệt, tổng hợp, báo cáo đề nghị BTL quân khu thẩm định;
- Bộ Tư lệnh quân khu thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng thuộc quyền.
- BTL Thủ đô Hà Nội ra quyết định trợ cấp một lần cho các đối tượng sau khi có ý kiến thẩm định của Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
- Hội đồng chính sách xã (phường): Không quá 05 ngày làm việc; - Ban CHQS huyện: Không quá 10 ngày làm việc; - Bộ CHQS tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: Không quá 10 ngày làm việc; - Bộ Tư lệnh quân khu: Không quá 10 ngày làm việc (bao gồm cả thời gian thẩm định của Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị); Tổng thời gian giải quyết ở các cấp đối với đối tượng thuộc BTL quân khu là 35 ngày làm việc; đối tượng thuộc BTL Thủ đô Hà Nội là 25 ngày.
|
Lệ phí : 0 Đồng
|
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp cho Hội đồng chính sách xã (qua Trưởng thôn) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
|
Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ 1
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Bản khai của thân nhân đối tượng (bản chính, 01 bản).
|
Mẫu 1C.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Thành phần hồ sơ 2 (nếu có): Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt, gồm:
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
- Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc: + Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc hoặc hết nhiệm vụ hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan, phiếu quân nhân; lý lịch đi lao động ở nước ngoài; lý lịch đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có);
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị cũ trước khi đối tượng phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc (đối với trường hợp đối tượng không có giấy tờ nêu trên; mẫu 7, bản chính), do thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên quốc phòng rồi thôi việc cấp, ký, đóng dấu, kèm theo bản photcoppy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
- Giấy tờ liên quan: + Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng; phong, thăng quân hàm, nâng lương; điều động công tác, bổ nhiệm chức vụ; giao nhiệm vụ;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Giấy đăng ký quân nhân dự bị; phiếu khám sức khỏe, chuyển thương, chuyển viện;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
+ Huân, huy chương tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và các hình thức khen thưởng khác.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Thành phần hồ sơ 3
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử (bản chính hoặc bản sao, 01 bản).
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà nội, Bộ Tư lệnh Quân khu
Địa chỉ tiếp nhận HS: Hội đồng chính sách xã (qua Trưởng thôn) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Tổng cục Chính trị, Cơ quan chỉ huy quân sự các cấp (huyện, tỉnh, quân khu và BTL Thủ đô Hà Nội), Cục Chính sách
Kết quả thực hiện: Quyết định về việc thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu
|
Trích yếu
|
Ngày ban hành
|
Cơ quan ban hành
|
62/2011/QĐ-TTg
|
Về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
|
09-11-2011
|
Thủ tướng Chính phủ
|
01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
|
Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thối việc
|
01-03-2012
|
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Quân nhân, người làm công tác cơ yếu; công nhân viên chức quốc phòng; dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (đã từ trần). Không thuộc diện hiện hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng. Không thuộc các trường hợp sau: Đào ngũ, đầu hàng, phản bội, chiêu hồi; vi phạm pháp luật hiện đang thi hành án tù giam, tù chung thân hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xoá án tích; bị tước danh hiêu quân nhân, danh hiệu dân quân tự vệ, bị buộc thôi việc; xuất cảnh trái phép, định cư ở nước ngoài bất hợp pháp hoặc bị toà án tuyên là mất tích.
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
10. Tên thủ tục: Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành; cán bộ xã, phường, thị trấn; công an xã; thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975, đã thôi việc, đã về gia đình (đối tượng còn sống) thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh
Cấp thực hiện: Cấp Xã
Loại thủ tục: TTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
- Đối tượng làm bản khai và nộp các giấy tờ theo quy định cho Trưởng thôn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
- Hội đồng chính sách cấp xã tiếp nhận hồ sơ do các Trưởng thôn báo cáo; phân loại hồ sơ, họp xét duyệt, tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội);
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tiếp nhận hồ sơ đối tượng do UBND xã báo cáo; rà soát, đối chiếu, tổng hợp, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối tượng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện báo cáo; tổ chức xét duyệt, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định hưởng trợ cấp một lần cho các đối tượng.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
25 Ngày làm việc
|
Lệ phí : 0 Đồng
|
- Hội đồng chính sách xã (phường): Không quá 05 ngày làm việc; - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện: Không quá 10 ngày làm việc; - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (bao gồm cả thời gian Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định): Không quá 10 ngày làm việc; Tổng thời gian giải quyết ở các cấp là 25 ngày làm việc. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp cho Hội đồng chính sách xã (qua Trưởng thôn) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của đối tượng.
|
Thành phần hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ 2 (nếu có): Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt, gồm:
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
- Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc: + Giấy xác nhận quá trình công tác của đơn vị cũ trước khi thôi việc hoặc hết nhiệm vụ; + Quyết định tuyển dụng, thôi việc hoặc hết nhiệm vụ; + Lý lịch cán bộ công chức, viên chức; lý lịch đi lao động ở nước ngoài; lý lịch đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có).
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
- Giấy tờ liên quan: + Quyết định điều động công tác, bổ nhiệm chức vụ, giao nhiệm vụ; + Giấy chứng nhận tham gia Thanh niên xung phong; phiếu chuyển thương, chuyển viện; + Huân, huy chương tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và các hình thức khen thưởng khác.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Thành phần hồ sơ 1
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Bản khai cá nhân của đối tượng (bản chính, 01 bản).
|
Mẫu 1B.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
Cơ quan có thẩm quyền: Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Địa chỉ tiếp nhận HS: Không có thông tin
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện
Kết quả thực hiện: Quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần
Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu
|
Trích yếu
|
Ngày ban hành
|
Cơ quan ban hành
|
62/2011/QĐ-TTg
|
Về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
|
09-11-2011
|
Thủ tướng Chính phủ
|
01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
|
Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thối việc
|
01-03-2012
|
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: - Công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành; cán bộ xã, phường, thị trấn; công an xã; thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975, đã thôi việc, đã về gia đình. - Không thuộc diện hiện hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động hàng tháng. - Không thuộc các trường hợp sau: Đầu hàng, phản bội, chiêu hồi; vi phạm pháp luật hiện đang thi hành án tù giam, tù chung thân hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xoá án tích; bị buộc thôi việc; xuất cảnh trái phép, định cư ở nước ngoài bất hợp pháp hoặc bị toà án tuyên là mất tích.
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
11. Tên thủ tục: Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành; cán bộ xã, phường, thị trấn; công an xã; thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 đã thôi việc, đã về gia đình (đối với đối tượng đã từ trần) thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh
Cấp thực hiện: Cấp Xã
Loại thủ tục: TTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
- Thân nhân đối tượng làm bản khai và nộp các giấy tờ theo quy định cho Trưởng thôn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
- Hội đồng chính sách cấp xã tiếp nhận hồ sơ do các Trưởng thôn báo cáo; phân loại hồ sơ, họp xét duyệt, tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội);
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tiếp nhận hồ sơ đối tượng do UBND xã báo cáo; rà soát, đối chiếu, tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối tượng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện báo cáo; tổ chức xét duyệt, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định hưởng trợ cấp một lần cho các đối tượng.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
25 Ngày làm việc
|
Lệ phí : 0 Đồng
|
- Hội đồng chính sách xã (phường): Không quá 05 ngày làm việc; - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện: Không quá 10 ngày làm việc; - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (bao gồm cả thời gian Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định): Không quá 10 ngày làm việc; Tổng thời gian giải quyết ở các cấp là 25 ngày làm việc.
|
Thành phần hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ 2 (nếu có): Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt, gồm:
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
- Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc: + Giấy xác nhận quá trình công tác của đơn vị cũ trước khi thôi việc hoặc hết nhiệm vụ; + Quyết định tuyển dụng, thôi việc hoặc hết nhiệm vụ; + Lý lịch cán bộ công chức, viên chức; lý lịch đi lao động ở nước ngoài; lý lịch đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có);
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
- Giấy tờ liên quan: + Quyết định điều động công tác, bổ nhiệm chức vụ, giao nhiệm vụ; + Giấy chứng nhận tham gia Thanh niên xung phong; phiếu chuyển thương, chuyển viện; + Huân, huy chương tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và các hình thức khen thưởng khác.
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
* Thành phần hồ sơ 3:
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử (bản chính hoặc bản sao)
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Thành phần hồ sơ 1
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Bản khai của thân nhân đối tượng (bản chính, 01 bản).
|
Mẫu 1C.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
Cơ quan có thẩm quyền: Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Địa chỉ tiếp nhận HS: Không có thông tin
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động- Thương Binh và Xã hội
Kết quả thực hiện: Quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần
Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu
|
Trích yếu
|
Ngày ban hành
|
Cơ quan ban hành
|
62/2011/QĐ-TTg
|
Về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
|
09-11-2011
|
Thủ tướng Chính phủ
|
01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
|
Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thối việc
|
01-03-2012
|
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: - Công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành; cán bộ xã, phường, thị trấn; công an xã; thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975, đã thôi việc, đã về gia đình. - Không thuộc diện hiện hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động hàng tháng. - Không thuộc các trường hợp sau: Đầu hàng, phản bội, chiêu hồi; vi phạm pháp luật hiện đang thi hành án tù giam, tù chung thân hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xoá án tích; bị buộc thôi việc; xuất cảnh trái phép, định cư ở nước ngoài bất hợp pháp hoặc bị toà án tuyên là mất tích.
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
12. Tên thủ tục: Cấp giấy chứng nhận hy sinh đề nghị công nhận liệt sĩ đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban cơ yếu Chính phủ hi sinh hoặc mất tích trong chiến tranh
Cấp thực hiện: Cấp Xã
Loại thủ tục: TTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đại diện thân nhân người hy sinh hoặc mất tích có trách nhiệm gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người hy sinh thường trú ngay trước khi tham gia quân đội các giấy tờ sau: - Đối với trường hợp hy sinh: Bản khai theo Mẫu số 13 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1, 2 Điều 72 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP. - Đối với trường hợp mất tích: Bản khai theo Mẫu số 14 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP kèm theo phiếu xác minh quy định tại khoản 3 Điều 72 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP. Trường hợp không còn thân nhân thì đại diện của những người quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự thực hiện theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 74 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP và gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận liệt sĩ, biên bản niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Bước 3: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định, có trách nhiệm rà soát, kiểm tra các giấy tờ làm căn cứ đề nghị công nhận liệt sĩ; có văn bản kèm theo danh sách và giấy tờ nêu trên đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
Bước 4: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt và cấp giấy chứng nhận hy sinh.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
40 Ngày làm việc
|
|
40 ngày, kể từ ngày Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nhận đủ giấy tờ theo quy định (thời gian cụ thể được quy định tại từng bước của quy trình thực hiện).
|
Dịch vụ bưu chính
|
40 Ngày làm việc
|
|
40 ngày, kể từ ngày Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nhận đủ giấy tờ theo quy định (thời gian cụ thể được quy định tại từng bước của quy trình thực hiện).
|
Thành phần hồ sơ:
Bao gồm
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Giấy chứng nhận hy sinh (Mẫu số 34 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP).
|
12. MẪU SỐ 34.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Đối với trường hợp hy sinh: Bản khai theo Mẫu số 13 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1, 2 Điều 72 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP (1. Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có liên quan đến trường hợp hy sinh: Giấy báo tử trận; danh sách liệt sĩ, sổ quản lý liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, trường hợp danh sách, sổ quản lý liệt sĩ không có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị tại thời điểm lập, ghi sổ thì cơ quan, đơn vị đang quản lý có trách nhiệm chuyển đến sư đoàn hoặc cấp tương đương trở lên để tập hợp chốt số lượng người, xác nhận danh sách, sổ quản lý và gửi số liệu theo Mẫu số 101 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP về Bộ Quốc phòng trước ngày 01 tháng 5 năm 2022; các giấy tờ, tài liệu khác có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh (chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng; trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; làm nghĩa vụ quốc tế); 2. Một trong các căn cứ sau: Người hy sinh trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh đã được chính quyền và nhân dân đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước; được ghi nhận là liệt sĩ tại một trong các giấy tờ sau: Huân chương; Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương; Giấy chứng nhận đeo Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định bằng văn bản và đã xuất bản; lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên của thân nhân được xác lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước; nếu được ghi nhận trong nhà bia ghi tên liệt sĩ thì phải có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi quản lý nhà bia và căn cứ để khắc tên liệt sĩ);
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Đối với trường hợp mất tích: Bản khai theo Mẫu số 14 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP kèm theo phiếu xác minh quy định tại khoản 3 Điều 72 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP (Phiếu xác minh theo Mẫu số 90 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Công an cấp tỉnh đối với trường hợp mất tích theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh);
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Biên bản họp xác nhận người có công đề nghị công nhận liệt sĩ/thương binh/người hưởng chính sách như thương binh (Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP)
|
32. MẪU SỐ 79.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Văn bản đề nghị theo quy định
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân xã
Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà nội, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh
Địa chỉ tiếp nhận HS: Không có thông tin
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Hội đồng đề nghị xác nhận liệt sĩ
Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận hy sinh
Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu
|
Trích yếu
|
Ngày ban hành
|
Cơ quan ban hành
|
02/2020/UBTVQH14
|
Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14
|
09-12-2020
|
|
131/2021/NĐ-CP
|
Nghị định 131/2021/NĐ-CP
|
30-12-2021
|
|
55/2022/TT-BQP
|
Thông tư 55/2022/TT-BQP
|
27-07-2022
|
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Người tham gia quân đội đã hy sinh hoặc mất tích trong chiến tranh.
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
13. Tên thủ tục: Thủ tục tiếp nhận hồ sơ, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương đề nghị công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị thương trong chiến tranh đã chuyển ra
Cấp thực hiện: Cấp Bộ, Cấp Tỉnh, Cấp Huyện, Cấp Xã
Loại thủ tục: TTHC được luật giao quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người bị thương lập bản khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP kèm theo giấy tờ chứng minh quá trình tham gia cách mạng quy định khoản 1 Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 77 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, xác nhận bản khai, niêm yết công khai danh sách tại thôn, xã nơi người bị thương thường trú trước khi nhập ngũ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của Nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 40 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai.
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 12 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của Nhân dân, lập biên bản theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP; gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. Trường hợp người bị thương trước khi nhập ngũ thường trú ở địa phương khác thì trong thời gian 03 ngày làm việc có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi nhập ngũ thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 77 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi nhập ngũ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 77 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP; gửi biên bản kết quả niêm yết công khai và biên bản Hội đồng đề nghị xác nhận người có công theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ giấy tờ theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 77 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú, gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Bước 4: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều 77 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP; có trách nhiệm rà soát, kiểm tra các giấy tờ làm căn cứ đề nghị công nhận thương binh; có văn bản kèm theo danh sách và giấy tờ nêu trên đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
Bước 5: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt và cấp giấy chứng nhận bị thương. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội có văn bản kèm theo danh sách và hồ sơ đề nghị Cục Chính sách; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh đề nghị Cục Chính trị quân khu. Trường hợp các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP không ghi nhận các vết thương cụ thể hoặc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP mà có khai thêm các vết thương khác thì chỉ đạo Hội đồng kiểm tra vết thương thực thể (Hội đồng kiểm tra vết thương thực thể do Thủ trưởng cơ quan Hậu cần làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm: Trưởng phòng (ban) Chính sách, Cán bộ, Bảo vệ an ninh, Quân lực, Quân y và Bệnh xá trưởng (nếu có), kiểm tra và lập biên bản kiểm tra vết thương thực thể theo Mẫu số 46 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, trước khi cấp giấy chứng nhận bị thương.
Bước 6: Cục Chính trị quân khu trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt; có văn bản kèm theo danh sách và hồ sơ đề nghị Cục Chính sách.
Bước 7: Cục Chính sách trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định và cấp phiếu thẩm định, chuyển hồ sơ về Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giới thiệu giám định y khoa theo quy định) hoặc cấp giấy giới thiệu (đối tượng còn lại của quân khu và đối tượng thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.
Bước 8: Hội đồng giám định y khoa các cấp trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật và thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư số 55/2022/TT-BQP.
Bước 9: Căn cứ biên bản giám định y khoa, Cục trưởng Cục Chính sách ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; đồng thời, cấp giấy chứng nhận thương binh đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20%; chuyển hồ sơ về Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; chuyển biên bản giám định y khoa (đối tượng còn lại của quân khu) về Cục Chính trị quân khu để thực hiện theo quy định.
Bước 10: Cục Chính trị quân khu trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định của Cục Chính sách, cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật. Căn cứ biên bản giám định y khoa, báo cáo Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; đồng thời, cấp giấy chứng nhận thương binh đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20%; chuyển hồ sơ về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
Bước 11: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp và hồ sơ do cơ quan cấp trên chuyển đến; chỉ đạo cơ quan, đơn vị giải quyết chế độ ưu đãi, bàn giao quyết định và giấy chứng nhận thương binh (nếu có) cho đối tượng; di chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng thường trú để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
155 Ngày làm việc
|
|
155 ngày (thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng), kể từ ngày nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân xã gửi đến (thời gian cụ thể quy định tại từng bước của quy trình thực hiện).
|
Dịch vụ bưu chính
|
155 Ngày làm việc
|
|
155 ngày (thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng), kể từ ngày nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân xã gửi đến (thời gian cụ thể quy định tại từng bước của quy trình thực hiện).
|
Thành phần hồ sơ:
Bao gồm
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
Bản khai để công nhận và giải quyết chế độ thương binh/người hưởng chính sách như thương binh (Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP);
|
2. MẪU SỐ 08.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 0
|
Giấy tờ chứng minh quá trình tham gia cách mạng theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP (Người tham gia cách mạng sau đó tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước phải có bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền ban hành lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước; người tham gia cách mạng sau đó không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước thì phải có bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến hoặc một trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người tham gia kháng chiến chống Pháp; chống Mỹ; tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào);
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 76 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP (có bản sao được chứng thực từ một trong những giấy tờ liên quan đến trường hợp bị thương như sau: Danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý có ghi tên người bị thương hoặc các giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có ghi nhận người bị thương trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh (chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng; trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể; làm nghĩa vụ quốc tế)
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Trường hợp danh sách quân nhân bị thương không có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị tại thời điểm lập thì cơ quan, đơn vị đang quản lý có trách nhiệm chuyển đến sư đoàn hoặc cấp tương đương trở lên để tập hợp chốt số lượng người và xác nhận danh sách, sổ quản lý và gửi số liệu theo Mẫu số 101 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP về Bộ Quốc phòng trước ngày 01 tháng 5 năm 2022 để làm căn cứ thẩm định hồ sơ công nhận thương binh;
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Trường hợp còn mảnh kim khí trong cơ thể thì phải có: Kết quả chụp phim và kết luận của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế tuyến huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an). Nếu đã phẫu thuật lấy dị vật thì phải kèm theo phiếu phẫu thuật hoặc giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án ghi nhận nội dung này
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Giấy khám và chỉ định việc sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng (đối với trường hợp giám định thương tật có vết thương phải sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng theo quy định, Mẫu số 40 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP)
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Biên bản họp xác nhận người có công đề nghị công nhận liệt sĩ/thương binh/người hưởng chính sách như thương binh (Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP)
|
32. MẪU SỐ 79.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Biên bản kết quả niêm yết công khai
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Văn bản đề nghị theo quy định
|
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Biên bản kiểm tra vết thương thực thể (Mẫu số 46 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP);
|
18. MẪU SỐ 46.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Giấy chứng nhận bị thương (Mẫu số 35 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP)
|
13. MẪU SỐ 35.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Phiếu thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận thương binh/bệnh binh (Mẫu số 91 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP)
|
38. MẪU SỐ 91.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Giấy giới thiệu khám giám định y khoa (Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP)
|
16. MẪU SỐ 38.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Biên bản giám định y khoa (Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP)
|
31. MẪU SỐ 78.doc
|
Bản chính: 1
Bản sao: 1
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã
Cơ quan có thẩm quyền: Cục chính sách/Tổng cục Chính trị, Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu
Địa chỉ tiếp nhận HS: Không có thông tin
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Bệnh viện theo quy định; Hội đồng xác nhận người có công; ; Giám đốc Bệnh viện nơi tổ chức Hội đồng Giám định y khoa; Hội đồng Giám định y khoa.
Kết quả thực hiện: Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi (Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP), Giấy chứng nhận người có công/thân nhân liệt sĩ (Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP)., Quyết định về việc trợ cấp thương tật một lần (Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP)
Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu
|
Trích yếu
|
Ngày ban hành
|
Cơ quan ban hành
|
02/2020/UBTVQH14
|
Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14
|
09-12-2020
|
|
131/2021/NĐ-CP
|
Nghị định 131/2021/NĐ-CP
|
30-12-2021
|
|
55/2022/TT-BQP
|
Thông tư 55/2022/TT-BQP
|
27-07-2022
|
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: - Người tham gia cách mạng bị thương thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh đã nêu trên trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào và Campuchia, truy quét Ful rô, tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc, chiến tranh biên giới Tây Nam đến nay chưa được công nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Thời gian cụ thể của các cuộc chiến tranh được quy định tại Phụ lục III Nghị định số 131/2021/NĐ-CP; - Không áp dụng xem xét công nhận đối với những trường hợp sau: Bị thương từ ngày 31/12/1994 trở về trước, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện công nhận thương binh hoặc đã giải quyết chế độ tai nạn lao động; - Đối với trường hợp bị thương có cơ sở, căn cứ xác nhận đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện việc xem xét công nhận đối với từng hồ sơ cụ thể; - Đối tượng là người đã phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, nghỉ hưu.
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
14. Tên thủ tục: Thủ tục cấp lại hồ sơ và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với thương binh ngừng hưởng do khách quan hoặc thất lạc hồ sơ (đối với người đã chuyển ra ngoài Quân đội)
Cấp thực hiện: Cấp Xã
Loại thủ tục: TTHC được luật giao quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
a) Đối tượng làm đơn đề nghị cấp lại hồ sơ thương binh và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật (Mẫu TL) kèm theo giấy tờ làm căn cứ xét duyệt theo quy định, gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị cấp có thẩm quyền;
b) Cấp trung đoàn và tương đương trở lên kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ báo cáo lên cấp trên trực tiếp, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;
c) Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị thẩm định hồ sơ, đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật; cấp lại hồ sơ thương binh, chuyển trả cơ quan, đơn vị đề nghị;
d) Cục trưởng Cục Chính trị hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (nơi không có Cục Chính trị) giới thiệu về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thương binh cư trú để quản lý và thực hiện chế độ;
Trường hợp đối tượng là thương binh đồng thời là bệnh binh; thương binh đồng thời là người hưởng chế độ mất sức lao động có đủ điều kiện hưởng hai chế độ trợ cấp thì căn cứ vào công văn và hồ sơ đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý và chi trả chế độ của đối tượng, Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trích lục hồ sơ thương tật gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đề nghị để làm căn cứ ra quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp thương tật.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
70 Ngày làm việc
|
Lệ phí : 0 Đồng
|
70 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian ở cấp xã) cụ thể: a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (không quy định); b) Cấp trung đoàn và tương đương trở lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc; c) Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng: 30 ngày làm việc; d) Cục trưởng Cục Chính trị hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (nơi không có Cục Chính trị): 10 ngày làm việc. *Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi trực tiếp hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú
|
Thành phần hồ sơ:
Bao gồm
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
a) Đơn đề nghị cấp lại hồ sơ thương binh và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật (Mẫu TL)
|
Mẫu TL.doc
|
Bản chính: 4
Bản sao: 0
|
b) Bản chính một hoặc các giấy tờ sau: - Sổ trợ cấp thương tật (ban hành theo quy định tại Thông tư số 254/TT-LB ngày 10/11/1967 của Liên bộ Nội vụ - Quốc phòng - Công an); - Sổ Thương binh (ban hành theo Thông tư số 53/TBXH ngày 24/12/1981 của Bộ Thương binh và Xã hội); - Biên bản giám định thương tật của Hội đồng Giám định y khoa; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật (sao y bản chính nếu là quyết định tập thể); - Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên, nhưng đã được xếp hạng thương tật và có Bản trích lục hồ sơ thương tật được lập từ danh sách hoặc hồ sơ thương binh đang quản lý tại các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị hoặc Cục Người có công/Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
|
|
Bản chính: 4
Bản sao: 0
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân xã
Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Quốc phòng
Địa chỉ tiếp nhận HS: Không có thông tin
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Cục Chính sách, Cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên
Kết quả thực hiện: Cấp lại hồ sơ thương binh và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với thương binh ngừng hưởng do khách quan hoặc thất lạc hồ sơ.
Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu
|
Trích yếu
|
Ngày ban hành
|
Cơ quan ban hành
|
202/2013/TT-BQP
|
Khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 16, khoản 2 Điều 17 Thông tư 202/2013/TT-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận, tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
|
07-11-2013
|
Bộ Quốc phòng
|
31/2013/NĐ-CP
|
31/2013/NĐ-CP - Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
|
09-04-2013
|
Chính phủ
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Thương binh bị ngừng hưởng do khách quan hoặc thất lạc hồ sơ đã chuyển ra ngoài Quân đội
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
15. Tên thủ tục: Thủ tục xác nhận đối với quân nhân đã xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP
Cấp thực hiện: Cấp Xã
Loại thủ tục: TTHC được luật giao quy định chi tiết
Lĩnh vực: Chính sách
Trình tự thực hiện:
a) Đối tượng làm đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh (Mẫu BB5) hoặc thân nhân đối tượng làm đơn đề cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân đã xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tam thần (Mẫu BB6) kèm giấy tờ theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
b) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị quân khu kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;
c) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị thẩm định và giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa bệnh tâm thần Bộ Quốc phòng hoặc Hội đồng Giám định y khoa Bệnh viện 175/Bộ Quốc phòng;
d) Hội đồng Giám định y khoa bệnh tâm thần tiến hành giám định, gửi biên bản giám định bệnh tật về cơ quan, đơn vị giới thiệu đến giám định;
đ) Tư lệnh hoặc Chính uỷ quân khu (đối tượng cư trú thuộc địa bàn quân khu); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng cư trú thuộc địa bàn thành phố Hà Nội) ra quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp (Mẫu BB3); cấp giấy chứng nhận bệnh binh; chuyển quyết định kèm theo hồ sơ về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh;
e) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh: - Giao giấy chứng nhận bệnh binh cho đối tượng; - Bàn giao hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để quản lý và thực hiện chế độ.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
|
Thời hạn giải quyết
|
Phí, lệ phí
|
Mô tả
|
Trực tiếp
|
60 Ngày làm việc
|
Lệ phí : 0 Đồng
|
60 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian ở cấp xã và thời gian giám định y khoa), cụ thể: a) Ủy ban nhân dân cấp xã: Không quy định; b) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trở lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc; c) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị: 10 ngày làm việc; d) Hội đồng Giám định y khoa: 10 ngày làm việc (Không tính thời gian giám định y khoa); đ) Tư lệnh hoặc Chính uỷ quân khu (đối tượng cư trú địa bàn quân khu); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng thuộc địa bàn Hà Nội): 10 ngày làm việc; * Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
|
Thành phần hồ sơ:
Bao gồm
Tên giấy tờ
|
Mẫu đơn, tờ khai
|
Số lượng
|
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh (Mẫu BB5), có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân đã xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần (Mẫu BB6), có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
|
Mẫu BB5.doc
Mẫu BB6.doc
|
Bản chính: 4
Bản sao: 0
|
b) Giấy xác nhận bệnh tật (Mẫu BB1);
|
mau BB1.pdf
|
Bản chính: 4
Bản sao: 0
|
c) Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bệnh tật, gồm một trong các giấy tờ sau: - Một trong các giấy tờ sau: + Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ- CP: Phiếu chuyển thương, chuyển viện; bản sao có chứng thực lý lịch cán bộ hoặc lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên có ghi đầy đủ quá trình công tác; + Trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ- CP: Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Mẫu XN1); + Trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ- CP: Bản sao có chứng thực: Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên có ghi đầy đủ quá trình công tác; + Trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ- CP: Quyết định đi làm nghĩa vụ quốc tế; + Trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ- CP: Biên bản xảy ra sự việc do cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý lập (Mẫu XN2); + Trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ- CP: Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Trường hợp sau khi xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thân làm mất năng lực hành vi thì căn cứ xác nhận của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi đối tượng cư trú. - Các giấy tờ được cấp trong thời gian tại ngũ có ghi mắc bệnh kèm bệnh án điều trị tâm thân do bệnh cũ tái phát của bệnh viện cấp tỉnh hoặc bệnh viện quân đội. Trường hợp sau khi xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần làm mất năng lực hành vi thì căn cứ vào bệnh án điều trị của bệnh viện cấp tỉnh hoặc bệnh viện quân đội.
|
|
Bản chính: 4
Bản sao: 0
|
d) Bản sao có chứng thực quyết định phục viên, xuất ngũ hoặc bản chính giấy xác nhận về thời gian công tác trong Quân đội của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
|
|
Bản chính: 0
Bản sao: 4
|
đ) Biên bản đề nghị xác nhận bệnh binh của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú (Mẫu BB4)
|
mau BB4.pdf
|
Bản chính: 4
Bản sao: 0
|
Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân xã
Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Tư lệnh Quân khu, Cục Chính sách
Địa chỉ tiếp nhận HS: Không có thông tin
Cơ quan được ủy quyền: Không có thông tin
Cơ quan phối hợp: Hội đồng giám định y khoa trung ương, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Cục Chính sách
Kết quả thực hiện: Quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp (Mẫu BB3)
Căn cứ pháp lý:
Số ký hiệu
|
Trích yếu
|
Ngày ban hành
|
Cơ quan ban hành
|
31/2013/NĐ-CP
|
Nghị định 31/2013/NĐ-CP - Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
|
09-04-2013
|
Chính phủ
|
202/2013/TT-BQP
|
Khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 16, khoản 2 Điều 17 Thông tư 202/2013/TT-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận, tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
|
07-11-2013
|
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Quân nhân mắc bệnh do một trong các trường hợp sau đã xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần được xem xét, xác nhận là bệnh binh: a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu; c) Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 15 tháng trở lên;.
Từ khóa: Không có thông tin
Mô tả: Không có thông tin
16. Thủ tục xác nhận liệt sĩ đối với trường hợp mất tin, mất tích quy định tại Điểm K Khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngủ
Lĩnh vực
|
Chính sách
|
Thẩm quyền giải quyết
|
Cấp Xã
|
Cơ quan thực hiện
|
UBND xã
|
Cách thức thực hiện
|
Đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng gửi trực tiếp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
|
Trình tự thực hiện
|
1. Đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS3)
- kèm theo các giấy tờ liên quan (nếu có) gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
2. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện
- kiểm tra, xem xét hồ sơ lưu trữ có liên quan, báo cáo cấp trên trực tiếp.
3. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh:
a) Kiểm tra danh sách, hồ sơ lưu trữ tại các cơ quan nghiệp vụ thuộc quyền (Chính sách, Cán bộ, Bảo vệ an ninh Quân đội, Quân lực, Điều tra hình sự) nội dung thông tin có liên quan về đối tượng;
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, xác minh về thông tin báo tử (nếu có);
c) Có công văn đề nghị đơn vị quản lý quân nhân khi mất tin, mất tích (từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên) hoặc tuỳ từng trường hợp cụ thể, đề nghị cơ quan có thẩm quyền (Cục Cán bộ, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội/Tổng cục Chính trị; Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu; Viện kiểm sát quân sự các cấp; Toà án quân sự các cấp; Cục Hồ sơ nghiệp vụ/Bộ Công an) để xác minh thông tin về đối tượng;
d) Trường hợp kết luận phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ, tiêu cực, vi phạm pháp luật thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có văn bản thông báo đến cơ quan quân sự các cấp, chính quyền địa phương, thân nhân gia đình đối tượng và nêu rõ lý do trả lại; lập sổ theo dõi, lưu trữ lâu dài;
đ) Trường hợp kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ, tiêu cực, vi phạm pháp luật thì cấp giấy báo tử và hoàn thiện hồ sơ theo quy định, báo cáo cấp trên trực tiếp;
4. Cục Chính trị quân khu
- xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.
5. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
a) Thẩm định hồ sơ, báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có công văn đề nghị kèm theo hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng "Tổ quốc ghi công";
b) Chuyển Bằng "Tổ quốc ghi công" kèm theo hồ sơ liệt sĩ đến Cục Chính trị quân khu;
6. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh
- bàn giao hồ sơ liệt sĩ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện chế độ.
|
Thời gian giải quyết
|
40 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cụ thể:; 1. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị quân khu, mỗi cấp: 10 ngày làm việc;. 2. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị: 10 ngày làm việc;. 3. Tổng cục Chính trị: Không quy định.
|
Lệ phí
|
|
Kết quả thực hiện
|
Quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”
|
Yêu cầu
|
Người mất tin, mất tích quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ theo quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP.
|
Căn cứ pháp lý
|
Nghị định 31/2013/NĐ-CP
Thông tư 202/2013/TT-BQP
|
Thành phần, biểu mẫu hồ sơ
|
1. Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (Mẫu LS3).
2. Phiếu xác minh đối với trường hợp mất tin, mất tích (Mẫu LS2) của cơ quan có thẩm quyền (Cục Cán bộ, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội/Tổng cục Chính trị; Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu; Viện kiểm sát quân sự các cấp; Toà án quân sự các cấp; Cục Hồ sơ nghiệp vụ/Bộ Công an).
3. Quyết định của Tòa án tuyên là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp mất tin, mất tích từ ngày 01 tháng 01 năm 1990 trở về sau quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngoài.
4. Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân cư trú (Mẫu LS4).
|